Giờ mở cửa: 8h00 - 17h00 Email: xaydungdattran@gmail.com
Follow us Facebook Pinterest Youtube Zalo me

Thiết kế kiến trúc

Thiết kế kiến trúc

Đặc trưng của kiến trúc baroque: Sự kịch tính và mãnh liệt

Nhắc đến lịch sử kiến trúc Âu Châu làm sao có thể không kể đến các trường phái nổi tiếng như Roman, Gothic, Baraque, Byzantine, Phục Hưng….đó là những nét nghệ thuật tiêu biểu thể hiện phong cách của một thời đại. Các công trình kỳ vĩ mang đậm những kiến trúc này vẫn sừng sững cho đến ngày nay và gắn liền với sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Được ra đời ở nước Ý vào thế kỷ 17, phong cách nghệ thuật Baroque (Ba Rốc) gắn liền với nhân tố Nhà thờ bao gồm hội họa, kiến trúc, âm nhạc….đã phát triển rực rỡ và lan ra khắp các nước Châu Âu. Nói riêng về đặc trưng của kiến trúc Baroque trong kỷ nguyên này đó là sự phức tạp và cầu kỳ với mục đích phô trương sức mạnh của Nhà thờ và giới cầm quyền lúc bấy giờ, tuy nhiên nó không tập trung thể hiện trong các mẫu biệt thự đẹp mà tập trung vào các công trình nhà thờ. 

Kiến trúc Baroque là gì ?

đặc trưng của kiến trúc baroque

Đặc trưng của kiến trúc Baroque thể hiện sức mạnh của nhà thờ và chính quyến chuyên chế

Kiến trúc Baroque (Ba Rốc) là một thuật ngữ dùng để mô tả phong cách xây dựng của thời kỳ Baroque, Ý bắt đầu vào cuối thế kỷ 17, tận dụng những ngôn ngữ của kiến trúc Phục Hưng theo một cách thức mới mang tính chất hùng biện và phong cách sân khấu, thường dùng để phô trương sức mạnh của Nhà thờ và chính quyền chuyên chế. Đặc trưng của kiến trúc Baroque là tạo dựng nên một khám phá mới về hình dáng, ánh sáng và bóng với cường độ mạnh. Trong kỷ nguyên Baroque, kiến trúc trở nên phức tạp và cầu kỳ hơn trong các nhà thờ nhưng ít thể hiện trong các mẫu lâu đài đẹp

Phong cách kiến trúc Baroque tiêu muốn thể hiện tiêu biểu nhất là nhấn mạnh hiệu quả ảnh ảo, làm cho chiều sâu sâu hơn, chiều dài dài hơn. Kiến trúc được nhận ra dễ dàng bởi những hình oval đặc trưng. Nó xuất hiện ở hầu như tất cả mọi nơi từ những chi tiết uốn lượn đến các góc nhỏ khuất trên cao.

Lịch sử ra đời của phong cách kiến trúc Baroque

các đặc trưng của kiến trúc baroque

Đặc điểm kiến trúc Baroque nhấn mạnh vào sự kịch tính và gắn liền với cuộc chiến tôn giáo

Trong khi thời kỳ Phục Hưng đã thu hút của cải và quyền lực của triều đình Ý và là sự pha trộn của các thế lực thế tục và tôn giáo thì ít nhất ban đầu, đặc trưng của kiến trúc Baroque lại trực tiếp liên quan đến Kháng cải cách – một phong trào trong giáo hội Công giáo, cách tự cải cách chính nó để đáp trả cải cách Tin Lành.

Vào đầu thế kỷ thứ 13, ở Roma, một bộ phận những tín đồ của nhà thờ đã nhận thấy sự mục nát trong tín ngưỡng nên đã đứng lên kêu gọi mọi người cùng với cải cách tôn giáo, chống lại những áp đặt khắt khe của nhà thờ và từ đó, những tín đồ của đạo Thiên Chúa chia làm 2 phe, một bộ phận nhỏ đỏi cải cách lập ra đạo Tin Lành, chống đối lại với Đạo Thiên Chúa chính thống.

Trai qua gần 3 thế kỉ, mãi đến thế kỉ 16 thì Đạo Thiên Chúa chính thống mới tạm trấn áp được đạo Tin Lành bằng vũ lực nhưng sự thật thì sự chống đối vẫn cứ âm thầm tiếp diễn và ngày càng lan rộng. Phong trào chống cải cách của giáo hội Roma đã vô tình sản sinh ra đặc trưng của kiến trúc Baroque nói chung và kiến trúc Baroque nói riêng. Nó xuất phát từ việc Giáo hội Thiên Chúa giáo đã đưa ra một số chương trình chống cải cách tôn giáo nhằm mở rộng thanh thế, uy tín cho nhà thờ trong dân chúng. Dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng và giáo hội, ở Roma đã hình thành phong cách kiến trúc Baroque. “Baroque” có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha là “Barroco”, tiếng Tây Ban Nha là “Barrueco” nghĩa là những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kì dị, là “tất cả những gì không tuân theo các chuẩn mực về tỉ lệ, mà chiều theo tính khí bất thường của nghệ sĩ”. Vì thế phong cách Baroque khiến cho người ta khó mà nắm bắt cụ thể những quy luật cũng như hướng phát triển của nó.

Khám phá những đặc trưng của kiến trúc Baroque

những đặc trưng của kiến trúc baroque

Đặc trưng của kiến trúc Baroque là thức cột kích thước lớn và xếp chồng 2 tầng tráng lệ

Nếu như đặc điểm kiến trúc thời kỳ Phục Hưng khá cứng nhắc vì thừa hưởng từ Hi Lạp và La Mã cổ đại thì nghệ thuật kiến trúc Baroque hoàn toàn phát triển ngược lại. Phong cách này đặc trưng bởi các họa tiết trang trí công phu, lộng lẫy, tái hiện khung cảnh thoát tục và gợi cảm hứng về đấng siêu phàm.

Đặc trưng của kiến trúc Baroque với “ánh sáng phóng đại, cảm xúc mãnh liệt, thoát khỏi sự kiềm chế và thậm chí là một loại chủ nghĩa giật gân nghệ thuật”. Kiến trúc Baroque không thực sự mô tả phong cách sống của người dân tại thời điểu đó. Tuy nhiên, “gắn bó chặt chẽ với phong trào phản cải cách, phong cách này tái khẳng định và có phần cường điệu hóa chiều sâu cảm xúc của đức tin Công giáo và vinh danh cả nhà thờ và chế độ quân chủ” về quyền lực và ảnh hưởng của họ. Phong cách Baroque như một lời đáp trả đối với cải cách Tin Lành.

đặc điểm của kiến trúc baroque

Thánh đường mang đặc trưng của kiến trúc Baroque thường rất lộng lẫy và ánh sáng mạnh mẽ

Đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc Baroque là cái hùng vĩ, lộng lẫy, tráng lệ, sự hưng phấn của tinh thần và những cảm xúc mãnh liệt, sự coi trọng hiệu quả của thị giác, sự hòa hợp giữ hiện thực và hư ảo, sự tương phản giữ bóng tối và ánh sáng, giữ tỉ lệ và nhịp điệu của vật liệu. Đặc trưng của kiến trúc Baroque đạt tới sự thống nhất nghệ thuật với nghệ thuật trang trí hoành tráng, gây ấn tượng mạnh, mặt bằng cầu kì kết hợp với những đường cong lượn mềm mại.

Kiến trúc Baroque là sự vận động liên tục của những bức tường uốn lượn đầy ấn tượng. Lối kiến trúc này thường được thấy trong nhà hát, nhà thờ bằng những không gian kịch tính vốn là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa các kiến trúc sư, các nhà điêu khắc, các nhà hội họa cùng tạo ra một kết quả thống nhất và nhận mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục đích làm cho chiều sâu sâu hơn, chiều dài dài hơn, những luồng ánh sáng chuyển động và sự âm vang của âm thanh khi được phát ra dù chỉ là một tiếng động rất nhỏ.

kiến trúc baroque

Nghệ thuật kiến trúc Baroque sử dụng các hình oval cho các tòa nhà

- Hình oval là hình chủ đạo đặc trưng của kiến trúc Baroque đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và cầu kỳ này, nó xuất hiện hầu như ở tất cả mọi nơi, từ nét uốn lượn của những dày tường dài đến các góc nhỏ khuất trên trần.

- Ngoài đặc điểm nhận biết là những oval, kiến trúc Baroque còn có những đặc trưng nổi bật khác như những cột thức có kích thước lớn, chồng cao 2 tầng, cửa sổ lớn hình chữ nhật, cửa sổ nhỏ hơn hình vòm hoặc hình oval.

nghệ thuật kiến trúc baroque

Cửa sổ lớn hình chữ nhật là đặc trưng của kiến trúc Baroque bên cạnh cửa sổ nhỏ hình vòm hoặc nửa vòm

- Các yếu tố kiến trúc rời rạc và không hoàn chỉnh một cách có chủ ý vì nó không tuân theo bất kỳ quy luật cố định nào mà theo cảm hứng của người nghệ sĩ tạo ra nó.

Đặc trưng của kiến trúc Baroque là sử dụng ánh sáng một cách mạnh mẽ, hoặc là tương phản sáng tối (hiệu ứng tương phản) như ở nhà thờ Weltenburg, hoặc ánh sáng đồng bộ với một loạt cửa sổ như ở nhà thờ Weingarten.

- Sử dụng phong phú các loại màu sắc và hoa văn trang trí (Putti hoặc hình dáng nhân vật làm bằng gỗ) thường được mạ vàng, thạch cao hoặc vữa, đá cẩm thạch hoặc giả hoàn thiện)

- Tranh trần tỷ lệ lớn.

- Mặt ngoài thường đặc trưng bởi những phần nhô cao hướng tâm.

- Nội thất là không gian cho hội họa, điêu khắc và nghệ thuật đắp hình nổi (đặc biệt vào giai đoạn cuối của Baroque).

- Một trong những đặc trưng của kiến trúc Baroque là sử dụng hiệu ứng huyền ảo như trompe  l’oeil (một kỹ thuật nghệ huật liên quan đến việc tạo hình ảnh trông sống động như không gian 3 chiều) và sự pha trộn giữa hội họa và kiến trúc.

- Hình dạng mái vòm ở Bayern, cộng hòa Séc, Ba Lan và Baroque Ukraina.

- Cấu trúc mái vòm không tròn như phong cách kiến trúc Roman, cũng không được vót nhọn như kiến trúc Gothic, kiến trúc Baroque thường xây dựng mái vòm theo hình dạng quả lê.

 kiến trúc baroque là gì

Đặc trưng của kiến trúc Baroque thể hiện vẻ đẹp khác lạ với mái nhà hình vòm quả lê

- Cột tượng thần Marian và thánh Trinity ở các nước Công giáo để tạ ơn sau khi kết thúc mỗi trận dịch hạch.

So sánh đặc trưng của kiến trúc Baroque với kiến trúc thời kỳ Phục Hưng và phong cách Roroco

1. So sánh kiến trúc Baroque với kiến trúc thời kỳ Phục Hưng (1300-1600)

các công trình phong cách baroque

Kiến trúc Baroque hướng đến sự mới mẻ và phóng túng

Kiến trúc Phục Hưng khi đó được coi là sự tái sinh và tiếp tục phát triển của một số tư tưởng kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Kiến trúc Phục Hưng cũng là cái gốc để đặc trưng của kiến trúc Baroque kế tục và phát triển sau này.

- Sự giống nhau: Cả hai thuật ngữ (“Phục Hưng” và “Baroque”) đều được sử dụng để đồng nhất hai điều tách biệt trong nghệ thuật hội họa: kỷ nguyên lịch sử và phong cách nghệ thuật”. Cả hai thuật ngữ đều xác định thời đại cụ thể ở châu Âu và phong cách nghệ thuật gắn liền với thời kỳ ấy. Cả hai phong cách trên đều được đánh giá là xuất sắc trong việc tả thực. Cả hai phong cách đều sử dụng chất màu gợi tưởng sống động, và, điều rắc rối nhất là, cả hai thời kỳ đều đặc biệt lưu tâm đến các chủ đề thuộc Kinh thánh hoặc thần thoại Hy La. Với nhiều tương đồng như vậy, không lạ khi người ta thường chỉ phân biệt được một cách mơ hồ hai thời đại, hai phong cách này. 

- Sự khác nhau:

phong cách kiến trúc baroque

Nghệ thuật kiến trúc thời kỳ Phục Hưng luôn tuân thủ sự cân bằng và đối xứng

+ Nghệ thuật Phục Hưng hướng đến “sự cân bằng” (stabilize), còn đặc trưng của kiến trúc Baroque hướng đến “sự kịch tính” (dramatize), có nghĩa là kiến trúc Phục Hưng luôn tuân thủ những quy tắc và nhấn mạnh vào tính cân bằng, đối xứng còn đối với phong cách Baroque nhấn mạnh vào sự rực rỡ và cảm xúc, vào những cảm giác mạnh mẽ do các chi tiết, màu sắc và ánh sáng mang lại. Kiến trúc Baroque bao gồm các chi tiết rời rạc và không hoàn chỉnh một cách có chủ ý như sự nổi loạn khiến người ta không thể nắm bắt. 

+ Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh tính đối xứng, cân đối, hình học, đều đặn, quy tắc của các bộ phận, giống như trong kiến trúc thời cổ đại và đặc biệt là kiến trúc La Mã. Việc sắp xếp trật tự cột, phù điêu, rầm đỡ, cũng như sử dụng các cổng vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và đền thờ đã thay thế cho các hệ thống tỷ lệ phức tạp và cấu hình bất thường của các tòa nhà Gothic thời Trung Cổ.

2. So sánh đặc trưng của kiến trúc Baroque với kiến trúc Roroco

vẻ đẹp kiến trúc baroque

 Kiến trúc Roroco thể hiện sự lộng lẫy và giàu kịch tính hơn đặc trưng của kiến trúc Baroque

Đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, trong khi ở ý phong cách barốc vẫn tiếp tục, thì ở các nước phía bắc Âu Châu, người ta đã chuyển sang một hướng tìm tòi khác, có thể nói là triệt để hơn, theo như Borromini đã đề xướng: thực hiện những công trình kiến trúc hoành tráng, lộng lẫy, nhưng đồng thời giàu kịch tính và giàu nhịp điệu. Phong cách rôcôcô đã ra đời trong tinh thần ấy, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, và tồn tại cho đến nửa sau thế kỷ XVIII.

Vài nét về những đặc trưng của kiến trúc Baroque ở Việt Nam

Baroque của kiến trúc dân gian

đặc trưng của kiến trúc baroque là gì

Chạm khắc đình làng Việt Nam thể hiện tinh thần công phu, tỉ mỉ của kiến trúc Baroque

Phần để lại tương đối nhiều nhặn hơn cả trong các công trình kiến trúc truyền thống là các chạm khắc đình làng, được xác định là có mặt vào thế kỷ 16, gần như tương đồng thời điểm với kiến trúc Baroque châu Âu. Nếu các kiến trúc thờ tự Phật giáo thiên về tính trau chuốt, kinh điển thì ở rất nhiều ngôi đình làng, mặc dù nhang nhác giống nhau, nhưng mỗi nơi những người thợ thủ công đã tạo tác những sản phẩm điêu khắc độc đáo, trên bức ván cốn, đầu bảy, đầu kèo, cho đến những đầu đao được chạm trổ kỳ khu với tất cả tâm tình. Nét phóng túng không chỉ nằm ở đề tài: cảnh sinh hoạt như hứng dừa, trai ghẹo gái tắm, cảnh hội hè phồn thực, cảnh thần tiên, mà còn ở lối thể hiện dân dã, giản dị và nhất là hài hoà với tổng thể. Tiếng nói phồn thực hay hóm hỉnh nào cũng có mẫu số chung với tâm thức folklore của cộng đồng làng xã. Nó có dáng vẻ trong đặc trưng của kiến trúc baroque khi tương phản với những chủ đề mực thước, nghiêm cẩn, khuôn sáo của các phạm trù “tứ quý, tứ bình, tứ linh” cho đến đề tài “ngũ thường, ngũ hành” của Nho giáo.

đặc điểm phong cách baroque

Nếu đặc trưng của kiến trúc Baroque là sự phô trương ánh sáng trực diện thì chạm khắc đình làng lại trang trí kỳ công ở vị trí khó nhìn

Ngay ở các công trình đình chùa Việt Nam, có thể thấy các yếu tố trang trí kỳ công ở những vị trí khó nhìn, tít trên cao hoặc trong chỗ thiếu ánh sáng trực tiếp của công trình như bộ vì nóc, đầu dư, cốn, gian thờ cung cấm. Nó khác với cách phô trương trong đặc trưng của kiến trúc Baroque châu Âu, vốn đề cao khoái cảm trực diện, tôn vinh sự dư dật. Nó mang tâm thế của nghi lễ thần thánh. Vì thế những bản phục chế của thời “duy vật” lại không thể đạt tới độ hoàn mỹ của nguyên bản.

Kiến trúc Baroque sâu sắc trong kiến trúc nhà thờ Chính Tòa Bắc Ninh

vẻ đẹp nghệ thuật baroque

Đặc trưng của kiến trúc Baroque thể hiện trong công trình nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh

Toạ lạc giữa trung tâm thành phố, ngôi nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh nổi lên với lối kiến trúc Ba-rốc (Baroque) – một phong cách kiến trúc độc đáo được hình thành vào thế kỉ XVI. Chiêm ngưỡng ngôi nhà thờ hơn trăm năm tuổi, ta có thể thấy sự kết hợp khéo léo tài tình bởi nhiều yếu tố nghệ thuật. Lối kiến trúc độc đáo ấy mang đậm cảm xúc linh thiêng, mở ra cho các tín hữu một không gian chiêm niệm, sâu lắng.

Đặc trưng của kiến trúc Baroque độc đáo đem đến cho ngôi Thánh đường hơn 120 tuổi sức sống mạnh mẽ. Sức sống ấy được thể hiện rõ nét qua hệ thống âm thanh và ánh sáng. Nhờ hệ thống trần gỗ đồng bộ, xuyên suốt, cũng như không gian kiến trúc hợp lý tạo cho âm thanh có sắc thái riêng vừa ấm áp vừa trong trẻo. Bên cạnh đó, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào được bố trí hợp lý, kích thước vừa phải, tạo nên hệ thống thông gió đồng bộ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hơn nữa, các ô cửa kính nghệ thuật tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên ban ngày, cùng hệ thống đèn chiếu buổi tối càng làm sáng rõ vẻ đẹp của kiến trúc.

Có thể nói, nét nổi bật trong đặc trưng của kiến trúc Baroque là đem đến cho nhà thờ một không gian thoáng đãng và đủ đầy ánh sáng tự nhiên. Chỉ với một diện tích tương đối khiêm tốn, nhưng dù đứng ở vị trí nào trong lòng nhà thờ, chúng ta cũng có cảm giác không gian dường như sâu hơn, dài hơn, rộng hơn so với diện tích thực tế. Bởi vậy mỗi khi bước chân vào sảnh đường chiêm ngắm, nguyện cầu, các tín hữu sẽ cảm thấy như lạc vào một thế giới huyền nhiệm đầy âm hưởng thánh thiêng.

Kiến trúc Baroque mặc dù nổi bật trong những công trình nhà thờ và sức mạnh của tôn giáo nhưng để xem xét những đặc điểm vụn vặt trong những đặc trưng của kiến trúc Baroque thì hiện nay rất nhiều loại hình công trình áp dụng nó như các mẫu biệt thự cổ điển, các mẫu thiết kế lâu đài và ngay cả các công trình dân gian chạm khắc điêu luyện. Gắn với lịch sử của Châu Âu và thế giới, kiến trúc Baroque là một loại hình nghệ thuật mạnh mẽ và phóng khoáng thể hiện sự quyết liệt của dân chúng tôn giáo thời bấy giờ.

Thông tin khác